1- Mùa Vọng

 

"Lời đă hóa thành nhục thể"

 

1.         Phụng Vụ Lời Chúa chẳng những liên kết ư nghĩa với nhau theo hàng dọc, tức là giữa các Chúa Nhật với nhau, như Chúa Nhật này với Chúa Nhật trước và Chúa Nhật sau trong cùng một Mùa Phụng Vụ, mà c̣n cả theo hàng ngang nữa, tức giữa cùng một Chúa Nhật Năm A, B và C của một Mùa Phụng Vụ. Do đó, Phụng Vụ Lời Chúa trong mỗi Chúa Nhật cần phải được sắp xếp theo kiểu đối chiếu nhau theo hàng ngang cho dễ nhận ra ư nghĩa chung theo hàng dọc.

2.         Ư Nghĩa của Lời Chúa trong mỗi Chúa Nhật của từng Năm A, B hay C, ở đây được sắp xếp nguyên văn (trong ngoặc kép) của một câu Lời Chúa nào đó tiêu biểu nhất, theo thứ tự như sau: trước hết là Lời Chúa của Bài Đọc Phúc Âm (ư chính trong cả 3 Bài Đọc, được in đậm và đặt ở đầu, với hai chấm ở cuối), sau đó là Lời Chúa của Bài Đọc Cựu Ước, được phụ họa bằng câu Đáp Ca (chữ nghiêng, nguyên văn theo bản dịch Sách Lễ Giáo Dân được sử dụng từ năm 1971), sau cùng là Lời Chúa của Bài Đọc Tân Ước (được phân cách với câu đáp ca bằng một dấu chấm phẩy, biểu hiệu cho việc song phương của hai bài đọc 1 và 2).

3-         Mỗi Chúa Nhật (toàn Phụng Niên), Phụng Vụ Lời Chúa gồm có hai phần: Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh và Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống.

 

Nhận Thức Mùa Vọng

 

Theo Dự Án Cứu Rỗi của Thiên Chúa, như Nội Dung (trang 4) của cuốn sách này phác họa, th́ Phụng Niên có thể được chia làm 3 phần tiêu biểu cho 3 Mùa Phụng Vụ chính: "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", "Chúa Kitô: Sự Sống Thông Ban"' và "Chúa Kitô: Sự Sống Tái Sinh".

 

Chủ đề của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, bao gồm Mùa Vọng, Đại Lễ Giáng Sinh, Mùa Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, là "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện". Thế nhưng, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai và ra sao, được Mùa Phụng Vụ thứ nhất của Phụng Niên tưởng niệm theo như trang 44 đă phân tách và đúc kết. 

 

"Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" là ai? Người chính là "Lời đă hóa thành nhục thể" (Mùa Vọng) "và ở giữa chúng ta" (Đại Lễ Giáng Sinh). "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" ra sao? Ở chỗ "chúng ta đă được thấy vinh hiển của Người" (Mùa Giáng Sinh, mà chóp đỉnh của mùa này là lễ Hiển Linh), "vinh hiển của Người Con Duy Nhất đến từ Cha, đầy ân sủng và chân lư" (Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, bắt đầu là lễ chịu phép rửa của Chúa Giêsu, "Con yêu dấu đẹp ḷng Cha mọi đàng": "đầy ân sủng và chân lư" ).

Theo nội dung của chung Mùa Phụng Vụ thứ nhất, dưới chủ đề: "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" này, Mùa Vọng là mùa mở đầu cho cả Phụng Niên để Giáo Hội tưởng niệm "Lời đă hóa thành nhục thể".

 

Qua phần Phụng Vụ Lời Chúa, được Giáo Hội chọn làm những bài đọc có ư nghĩa riêng cho Mùa Vọng, là thời gian 4 tuần lễ, tượng trưng cho 4000 ngàn năm trông đợi Đấng Cứu Thế này, con cái Giáo Hội nhận thức được có 4 ư chính sau đây:

 

1.         "Lời đă hóa thành nhục thể": Thời điểm (CN 1 MV)

2.         "Lời đă hóa thành nhục thể": Đấng sẽ đến (CN2 MV)

3.         "Lời đă hóa thành nhục thể": Đấng phải đến (CN3 MV)

4.         "Lời đă hóa thành nhục thể": Xuất thân (CN 4 MV)

 

 

Chúa Nhật 1 Mùa Vọng

 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Ngày Chúa đang đến... vào lúc không ngờ nhất": "Vào những ngày tới, núi của nhà Chúa sẽ được thiết lập như núi non cao nhất vượt trên các ngọn đồi" - "Tôi vui mừng, khi người ta nói với tôi: Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa"' "Ơn cứu độ của chúng ta gần hơn là lúc chúng ta mới chấp nhận đức tin - đây là giờ anh em tỉnh ngủ... dứt bỏ những việc làm tối tăm và hăy mang lấy khí giới ánh sáng".

 

B.        "Thời điểm ấn định sẽ đến. Nó giống như một người đi xa nhà": "Chúa đă ẩn mặt khỏi chúng tôi và đă phó mặc chúng tôi cho tội lỗi của ḿnh" - "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống"' "Thiên Chúa trung thành... Đấng đă kêu gọi anh em cho được thân hữu với Con của Ngài - Ngài sẽ kiên cường anh em cho đến cùng, để anh em không có ǵ đáng trách vào ngày của Chúa Giêsu Kitô".

 

C.        "Ngày trọng đại sẽ đến... sẽ đến với mọi người cư ngụ trên mặt đất": "Ta sẽ hoàn tất lời hứa với nhà -ch-Diên và Giuđa... Ta sẽ làm mọc lên cho Đavít một chồi công chính" - "Lạy Chúa, tôi vươn linh hồn lên tới Chúa"' "Thiên Chúa sẽ củng cố tấm ḷng của anh em cho khỏi điều đáng trách và được thánh hảo - anh em c̣n phải biết thăng tiến hơn, cho dù anh em đă học nơi chúng tôi cách làm đẹp ḷng Thiên Chúa".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

Thời điểm của "Lời đă hóa thành nhục thể" chính là "ngày của Chúa đang đến" (Phúc Âm năm A), là "thời điểm ấn định sẽ đến" (Phúc Âm năm B), và là "ngày trọng đại sẽ đến" (Phúc Âm năm C).

 

Nói đến "ngày" là nói đến "ánh sáng" và "sự sống". Như vậy, thời gian trông đợi (theo Phụng Vụ được gọi là Mùa Vọng) Thiên Chúa thực hiện lời hứa của Ngài với chung loài người (bài đọc 1 lễ Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội 8-12 trong Mùa Vọng) cũng như với riêng "nhà -ch-Diên và Giuđa" (bài đọc 1 năm C) đúng là thời gian con người "đang ngồi trong tối tăm và trong bóng tối sự chết" (Lk.1:79), hay là thời gian "Chúa đă ẩn mặt" (bài đọc 1 năm B).

 

Nếu thời gian Chúa ẩn mặt là thời gian con người ở trong tối tăm và bóng tối, th́ "nó giống như một người đi xa nhà" (Phúc Âm năm C), "nhà -ch-Diên và Giuđa", nhà mà khi "chủ nhà trở về" (Phúc Âm năm B) "sẽ được thiết lập như ngọn núi cao nhất vượt trên các quả đồi" (bài đọc 1 năm A).

 

Bởi thế, Mùa Vọng đúng là thời gian để con người thiết tha khẩn nguyện: "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống" (đáp ca năm B).

 

Quả thực, chính "Chúa đă ẩn mặt" cũng sẽ là Đấng "tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra", trong Ngày của Ngài, làm cho "ơn cứu độ của chúng ta gần hơn" (bài đọc 2 năm A), khi Ngài "làm mọc lên cho Đavít một chồi công chính" (bài đọc 1 năm C).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Thiên Chúa trung thành, Đấng đă kêu gọi (chúng con) cho được thân hữu với Con của (Cha), (Cha cũng) sẽ kiên cường (chúng con) cho đến cùng" (bài đọc 2 năm B), "sẽ củng cố tấm ḷng của (chúng con) cho khỏi điều đáng trách và được thánh hảo vào ngày của Chúa Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm C) - xin Cha cho chúng con nhận thức được rằng "đây là giờ (chúng con cần phải) tỉnh ngủ... (bằng việc) dứt bỏ những việc làm tối tăm và hăy mang lấy khí giới ánh sáng" (bài đọc 2 năm A), để chúng con  có thể "vươn linh hồn lên tới Chúa" (đáp ca năm C) mà "vui mừng... tiến vào nhà Chúa" (đáp ca năm A).

 

 

Chúa Nhật 2 Mùa Vọng 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Đấng đến sau tôi (Gioan) nhưng uy quyền hơn tôi. Người là Đấng sẽ rửa anh em trong Thánh linh và trong lửa": Người là "nụ hoa nở ra từ các  rễ của (chồi Đavít)" - "Sự công chính và nền ḥa b́nh viên măn sẽ triển nở trong triều đại Người"' "Chúa Kitô phục vụ người Do Thái v́ Thiên Chúa trung tín giữ những lời hứa của Ngài với các tổ phụ họ - Xin Thiên Chúa là nguồn mọi nhẫn nại và khích lệ làm cho anh em sống ḥa hợp trọn vẹn với nhau theo tinh thần của Chúa Giêsu Kitô".

 

B.        "Có Đấng uy quyền hơn tôi sẽ đến sau tôi... Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Linh": "Như một mục tử, Ngài (Thiên Chúa) chăn nuôi đàn vật của ḿnh" - "Lạy Chúa xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi"' "Chúa không tŕ hoăn trong việc giữ lời Ngài hứa... v́ Ngài muốn mọi người ăn năn thống hối - trong khi chờ đợi, hăy hết sức nỗ lực cho khỏi bị vết nhơ hay dơ bẩn và an b́nh trước nhan Ngài".

 

C.        "Lời của Thiên Chúa đă nói với Gioan con Zacharia trong sa mạc. Ông đă đi khắp miền sông Dược-Đăng loan báo phép rửa thống hối mang lại ơn tha thứ tội lỗi... dọn đường lối của Chúa... và mọi người sẽ được thấy ơn Thiên Chúa cứu độ": "Thiên Chúa xót thương và chính trực đang dẫn đưa -ch-Diên trong hân hoan bằng ánh sáng của Ngài" - "Chúa đă đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan' "Đấng đă khởi sự việc lành nơi anh em sẽ hoàn tất nó cho đến ngày của Đức Giêsu Kitô -  Anh em có thể biết thẩm định đích thật các sự vật, bằng lương tâm trong sáng và việc làm vô t́ tích".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Lời đă hóa thành nhục thể" là "Đấng sẽ đến", như "nụ hoa nở ra từ các rễ của (chồi Đavít)" (bài đọc 1  năm A). Tức là, khi "đă hóa thành nhục thể", th́ Người có hai bản tính: Một bản tính nhân loại, như Gioan, v́ Người là gịng dơi của "chồi Đavít"' và một bản tính Thiên Chúa, "uy quyền hơn (Gioan)" (Phúc Âm năm A và B), v́ theo nguồn gốc Thần Linh của ḿnh, Người c̣n phát sinh "từ các rễ của (chồi Đavít)", tức từ các lời Thiên Chúa "hứa với nhà -ch-Diên và Giuđa" (bài đọc 1 CN1MV năm C).

 

Chính v́ "Đấng sẽ đến sau (Gioan)" (Phúc Âm năm A và B) phát sinh từ một nguồn gốc Thần Linh như thế, mới có "Lời của Thiên Chúa đă nói với Gioan con Zacharia trong sa mạc. Ông đă đi khắp miền sông Dược-Đăng loan báo phép rửa thống hối mang lại ơn tha thứ tội lỗi... dọn đường lối của Chúa... và mọi người sẽ được thấy ơn Thiên Chúa cứu độ" (Phúc Âm năm C). Như thế, theo dự định của Đấng "muốn mọi người ăn năn thống hối" (bài đọc 2 năm B), Đấng "không tŕ hoăn trong việc giữ lời Ngài hứa" (bài đọc 2 năm B), th́ "Đấng sẽ đến sau (Gioan)" này chính là "ơn Thiên Chúa cứu độ".

 

Thế nhưng, chính v́ "Thiên Chúa trung tín giữ những lời hứa của Ngài với các tổ phụ của họ" (bài đọc 2 năm A) là dân tộc Do Thái mới xuất hiện một "Đấng sẽ đến sau (Gioan)". Như thế, trên thực tế, theo tiến tŕnh cứu chuộc, "Thiên Chúa xót thương và chính trực đang dẫn đưa -ch-Diên trong hân hoan bằng ánh sáng của Ngài" (bài đọc 1 năm C): "Như một mục tử, Ngài chăn nuôi đàn vật của ḿnh" (bài đọc 1 năm B), làm cho "sự công chính và nền ḥa b́nh viên măn sẽ triển nở trong triều đại Người" (đáp ca năm A).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Chúa đă đối xử đại lượng với chúng con, đă tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng con và ban ơn cứu rỗi cho chúng con" (đáp ca năm C và B), nơi "Đấng sẽ đến" là Con Cha, "Lời đă hóa thành nhục thể" - xin cho chúng con biết, "trong khi chờ đợi, hăy hết sức nỗ lực tránh vết nhơ hay dơ bẩn, và được an b́nh trước nhan (Cha)" (bài đọc 2 năm B), để nhờ đó chúng con "có thể biết thẩm định đích thật các sự vật, bằng lương tâm trong sáng và việc làm vô t́ tích" (bài đọc 2 năm C), "cho đến ngày của Đức Giêsu Kitô" (bài đọc 2 năm C).

 

Chúa Nhật 3 Mùa Vọng 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.            "'Người là Đấng phải đến'... 'Hăy về thuật lại cho Gioan những ǵ các người nghe và thấy'": "Đây Thiên Chúa đến báo oán, Ngài sẽ đến cứu các người bằng đắp đổi thần linh" - "Lạy Chúa, xin đến cứu độ chúng tôi"' "Này vị quan án đứng ở cửa - qúi vị phải nhẫn nại (và) bền ḷng".

 

B.        "Có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết, Người là Đấng đến sau tôi": "Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên tôi v́ Chúa đă xức dầu cho tôi... Chúa là Thiên Chúa làm cho đức công chính và lời chúc tụng vang lên trước mọi dân tộc"- "Linh hồn tôi nhẩy mừng trong Chúa"' "Đấng đă kêu gọi chúng ta là Đấng trung tín nên Ngài sẽ thực hiện - Chớ ǵ anh em được ǵn giữ trọn vẹn cả tinh thần, linh hồn và thân xác"

 

C.        "Có Đấng sẽ đến uy quyền hơn tôi... Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Linh và trong lửa": "Chúa là Thiên Chúa các ngươi ở giữa các ngươi, Đấng Cứu Tinh quyền năng... sẽ canh tân các ngươi trong t́nh yêu của Người" - "Hăy nhẩy mừng và ca ngợi, v́ ở giữa ngươi, có Đấng Thánh của -ch-Diên thật cao cả"' "Sự b́nh an của riêng Thiên Chúa vượt mọi hiểu biết sẽ bảo toàn ḷng trí anh em - Hăy dẹp đi mọi lo âu cho khỏi tâm trí của anh em".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Lời đă hóa thành nhục thể" là "Đấng phải đến". Nói đến "Đấng sẽ đến" là nói đến nguồn gốc Thần Linh của "Đấng phải đến", tức nói đến lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Thế, như chúng ta đă chiêm nghiệm Phụng Vụ Lời Chúa trong Chúa Nhật 2 Mùa Vọng. Như thế, trong Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng này, nói đến "Đấng phải đến" là nói đến sứ mệnh Thần Linh của "Đấng sẽ đến", một sứ mệnh được thể hiện qua "những ǵ các người (môn đệ của Gioan) nghe và thấy" (Phúc Âm năm A).

 

"Đấng sẽ đến", "nụ hoa nở ra từ các rễ của (chồi Đavít)" (bài đọc 1 CN2MV năm A), là một ngôi vị Thần Linh có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, nên "Đấng phải đến" chính là "Thiên Chúa ở giữa các ngươi, Đấng Cứu Tinh quyền năng... sẽ canh tân các ngươi trong t́nh yêu của Người" (bài đọc 1 năm C).

 

"Đấng sẽ đến" là một ngôi vị Thần Linh có hai bản tính, Thiên Tính và nhân tính, nên "Đấng phải đến"  cũng chính là Đấng được Thiên Chúa "xức dầu" cho, bằng "Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên (Người)" (bài đọc 1 năm B), nhờ đó, như Gioan Tiền Hô đă báo trước về Người là "Người sẽ rửa qúi vị trong Thánh Linh và trong lửa" (Phúc Âm năm C).

 

"Đấng phải đến" chính là "Đấng Thánh của -ch-Diên thật cao cả" (đáp ca năm C), "đến báo oán... bằng đắp đổi thần linh" (bài đọc 1 năm A) để canh tân con người như thế, chứ không phải bằng oán phạt công minh, mà "sự b́nh an của riêng Thiên Chúa vượt mọi hiểu biết sẽ bảo toàn ḷng trí" (bài đọc 2 năm C) những ai biết "nhẩy mừng trong Chúa" (đáp ca năm B), và họ "sẽ được ǵn giữ trọn vẹn cả tinh thần, linh hồn và thân xác" (bài đọc 2 năm B).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đă sai Con của Cha là "Đấng phải đến" với loài người chúng con, như như một "vị quan án đứng ở cửa" (bài đọc 2 năm A) - xin cho chúng con biết "nhẫn nại (và) bền ḷng" (bài đọc 2 năm A), trong việc "dẹp đi mọi lo âu cho khỏi tâm trí" (bài đọc 2 năm C), để chúng con có thể nhận thức được sự hiện diện Thần Linh của Người, bằng khát vọng sâu xa của chúng con: "Lạy Chúa, xin đến cứu độ chúng tôi" (đáp ca năm A).

Chúa Nhật 4 Mùa Vọng

 

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

 

A.        "Bởi quyền phép Chúa Thánh Linh, Người (Maria) đă thụ thai Con Trẻ": "Chính Chúa sẽ ban cho các ngươi một điềm lạ: đó là một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và đặt tên cho trẻ là Emmanuel" -  "Chúa ngự qua, chính Ngài là hoàng đế hiển vinh"' "Phúc Âm của Thiên Chúa, Phúc Âm mà Ngài đă hứa từ trước qua các vị tiên tri, liên quan đến Con Ngài, Đấng theo xác thịt sinh bởi ḍng dơi Đavít... (Đấng) chúng tôi loan truyền Danh Người - cho mọi Dân Ngoại được tín phục".

 

B.            "Thánh Thần sẽ đến với bà và quyền phép Đấng Tối Cao sẽ bao phủ bà' nên trẻ thánh bà hạ sinh sẽ được gọi là Con Thiên Chúa": "Chúa sẽ thiết lập cho vua (Đavít) một nhà. Nhà của vua và vương quốc của vua sẽ tồn tại muôn đời" - "Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời"' "Phúc Âm mạc khải mầu nhiệm kín mật qua nhiều thời đại nhưng nay được tỏ bầy qua những bản văn của các tiên tri -  cho mọi Dân Ngoại tín phục".

 

C.        "Phúc thay quả phúc của ḷng Người... Khi tôi vừa nghe lời Người chào th́ con trong ḷng tôi nhẩy mừng": "Từ ngươi (Bêlem) sẽ xuất hiện cho Ta một Đấng chăn dắt trong dân -ch-Diên" - "Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng tôi, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống"' "Như được ghi trong cuốn sách, này tôi đến để thực thi ư Chúa - Bởi 'ư muốn' này, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giêsu Kitô hiến thân Người một lần cho măi măi"

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Lời đă hóa thành nhục thể": Xuất Thân "bởi quyền phép Chúa Thánh Linh" (Phúc Âm năm A), nhưng lại qua "một trinh nữ thụ thai và hạ sinh" (bài đọc 1 CN1MV năm A và Phúc Âm CN4MV năm A và B). Do đó, "Lời đă hóa thành nhục thể" chính là một "trẻ thánh được trinh nữ sinh ra là Con Thiên Chúa" (Phúc Âm năm B), "là Emmanuel, tức là Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Phúc Âm năm A).

 

Với sứ mệnh nhập thể để cứu thế, "Lời đă hóa thành nhục thể", "qủa phúc" (Phúc Âm năm C) của một trinh nữ được "quyền phép Đấng Tối Cao bao phủ" (Phúc Âm năm B), "đến để thực thi ư Chúa" (bài đọc 2  năm C) hầu mang ơn cứu độ, trước hết cho chính vị tiền hô của ḿnh là Gioan "nhẩy mừng" (Phúc Âm  năm C), sau nữa cho "dân -ch-Diên" (bài đọc 1 năm C) cũng như "cho mọi dân ngoại tín phục" (bài đọc 2  năm A và B).

"Lời đă hóa thành nhục thể", như thế, chính "là Phúc Âm của Thiên Chúa, Phúc Âm mà Ngài đă hứa từ trước qua các vị tiên tri, liên quan đến Con Ngài, Đấng theo xác thịt sinh bởi gịng dơi Đavít" (bài đọc 2 năm A), "Phúc Âm mạc khải mầu nhiệm kín mật qua nhiều thời đại nhưng nay được tỏ bầy qua những bản văn của các tiên tri" (bài đọc 2 năm B).

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha đă sai Con Cha đến với chúng con như "chính Ngài là hoàng đế hiển vinh" (đáp ca năm A) - "xin (Cha) cho chúng con được phục hồi, (bằng cách) tỏ thiên nhan hiền từ (của Cha) ra, hầu cho chúng con được ơn cứu sống" (đáp ca năm C), để nhờ đó chúng con có thể cùng nhau "ca ngợi t́nh thương của Cha đến muôn đời" (đáp ca năm B).

 

 

Hiện Thực Mùa Vọng

 

Mùa Vọng thật ra là thời gian Giáo Hội hướng về biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể", chứ không c̣n là thời gian, như dân Do Thái, cho đến bây giờ, vẫn đang mong chờ Đấng Cứu Thế sẽ đến. Phần Chúa Giêsu, tuy đă về trời, nhưng "luôn ở lại với (Giáo Hội) cho đến tận thế" (Mt.28:20). Do đó, qua và nhờ Phụng Vụ của Giáo Hội trong Mùa Vọng, "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện" từ từ sẽ có thể xua tan tối tăm nơi chi thể của Giáo Hội mà Người là Đầu (x.Eph.1:22'5:23).

 

C̣n đối với mỗi Kitô hữu, chung Phụng Niên và riêng mỗi Mùa Phụng Vụ chính là thời gian "ơn cứu độ gần hơn lúc mới chấp nhận đức tin" (bài đọc 2 CN1MV năm A), tức gần họ hơn lúc họ mới lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, để có thể tránh khỏi t́nh trạng đáng tiếc là "có một Đấng ở giữa qúi vị mà qúi vị không biết" (Phúc Âm CN3MV năm B), nhất là để có thể "thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa" (Phúc Âm CN2MV năm C), được tỏ ra nơi "Chúa Kitô: Sự Sống Tỏ Hiện", qua việc Giáo Hội hướng về biến cố "Lời đă hóa thành nhục thể" trong Mùa Vọng, người Kitô hữu cần phải "tỉnh ngủ (bằng cách) dứt bỏ những việc làm tối tăm và mang lấy khí giới ánh sáng" (bài đọc 2 CN1MV năm A), tức là, phải "giữ ḿnh kẻo ḷng trí bị tŕ trệ bởi khoái cảm, say sưa và lo toan trần thế" (Phúc Âm CN1MV năm C).